Kỹ thuật triển khai bản ghost uefi cho các máy tính có cấu hình legacy boot ổ cứng mbr

watch_later 8 tháng 2, 2017
Chủ đề này mô tả các kỹ thuật triển khai bản ghost uefi cho các máy tính có cấu hình legacy boot ổ cứng mbr bằng cách tùy biến và chuyển đổi phân vùng boot efi sang phân vùng boot của hệ thống legacy boot.Về căn bản, bạn nên hiểu quy tắc, cấu trúc và định dạng của phân vùng boot khi cài win trên hệ thống legacy boot, ổ cứng mbr. Có 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Boot được tách riêng ra với phân vùng hệ thống có cấu trúc primary, định dạng ntfs được set active, được đặt tên System Reserved và ẩn đi ( không có nhãn ). Phân vùng này có kích thước chuẩn 100 mb với win 7, 300mb với win 8 và 8.1, và 450 mb với win 10. Do từ Win 8 trở đi Winre.wim được đặt cùng với phân vùng boot ẩn do vậy kích thước mới tăng lên so với win 7 vì Winre.wim được đặt cùng với phân vùng hệ thống.

Trường hợp 2: Boot được tích hợp chung với phân vùng hệ thống. Trường hợp này phân vùng hệ thông phải được set active.

Về cấu trúc của bản ghost dùng cho máy uefi boot và bản ghost dùng cho máy legacy boot có sự khác nhau như sau:
  • Bản ghost dùng cho máy uefi boot phải bao gồm 2 phân vùng chính efi (fat32), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ). 
  • Bản ghost dùng cho máy legacy boot bao gồm 2 phân vùng chính system reserved (ntfs), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ). Tuy nhiên người làm ghost loại này vẫn thường tích hợp boot vào chung với phân vùng hệ thống cho nên cấu trúc của nó chỉ bao gồm một phân vùng hệ thống duy nhất.
Nếu bạn hiểu rõ về quy tắc và cấu trúc boot của hệ thống thì bạn có thể sử dụng qua lại giữa các bản ghost và hệ thống boot khác nhau. 

Được đề xuất
Chủ đề bao gồm 2 phần chính trong đó phần 1 là bung ghost và phần 2 là xử lý boot. Dưới đây là phần chi tiết,

Phần 1: Bung ghost


Phần này nếu bạn nào chưa biết cách làm thì xem bài viết Bung ghost trên hệ thống UEFI-GPT bằng Acronis True Image 2016.

Khi bung ghost xong bạn không khởi động lại máy mà chỉ tắt phần mềm đi vì nếu bạn khởi động lại máy sẽ không boot được và lỡ có khởi động lại rồi thì boot lại vào win pe để xử lý phân boot


 Phần 2: Xử lý phần boot

Khi bung ghost xong bạn chạy phần mềm quản lý phân vùng ví dụ như AOMEI Partition, bạn hãy quan sát trong hình bên dưới để thấy được phân vùng boot đang có định dạng FAT32 nó chính là phân vùng boot efi trên hệ thống uefi boot ổ cứng gpt. Do trên ổ cứng mbr bạn sẽ không còn thấy được chữ efi nữa.


Quan sát bạn thấy phân vùng này đánh dấu * và không có nhãn như vậy bạn cần đặt cho nó một cái nhãn, chuột phải nó chọn Advanced > Change Driver Letter > gắn nhãn muốn thêm rồi bấm Apply áp dụng thay đổi.


Tắt phần mềm AOMEI Partition mở File Explorer lên bạn chuột phải phân vùng vừa thêm nhãn ví dụ là (S:) chọn format cấu hình như dưới


Khi đã format xong bạn mở dấu nhắc lệnh lên và làm ví dụ như hình bên dưới


Add boot vào phân vùng System Reserved gõ lệnh sau:

C:\windows\system32\bcdboot C:\windows /s S:
Với (C:) là phân vùng hệ thống và (S:) là phân vùng boot

Chạy diskpart cấu hình lại phân vùng boot gõ lần lượt các lệnh sau:

diskpart
list volume
select volume 1
active
set id=27
remove
exit
Với (S:) là volume cần cấu hình

Lúc này đã xong bạn có thể khởi động lại máy mà không bi lỗi boot nữa.



sentiment_satisfied